Những câu hỏi liên quan
Kiên Đặng
Xem chi tiết
︵✰Ah
31 tháng 1 2021 lúc 13:42

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.

Câu đầu đoạn thơ nói về thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng- Đó là không gian buổi sáng, với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để song lướt dài trên mặt biển. giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điều an yên, tốt đẹp cho một chuyến đi xa.

Những người dân làng chài được khắc họa vô cùng ngắn gọn: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.” Họ là những người con miền biển, gắn bó biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “bơi thuyền”- không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Khi ra khơi chiếc thuyền với cái khoang còn trống rỗng. Hình ảnh con thuyền được tác giả so sánh với con “tuấn mã”, khỏe mạnh, kiên cường đầy sức lực, đang hăm hở lên đường. Tính từ “hăng” đã diễn đạt đầy đủ sự hăm hở đó. Cùng với động từ mạnh “phăng”, “vượt” đã khắc họa ấn tượng về sự dũng mãnh của con thuyền vượt song ra khơi. “Vượt trường giang” là cái vượt xa, vượt dài, cần có sức lực mạnh mẽ. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Hình ảnh đáng nhớ về con thuyền đang cuốn ta vào một chuyến đi biển thì tác giả rẽ sang một lối phác họa mới:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Cả đoạn thơ thể hiện khí thế hăng say, mạnh mẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn. Và Tế Hanh thật tài tình!

Bình luận (1)
Trịnh Long
31 tháng 1 2021 lúc 14:12

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Họ ra khơi bằng tâm trạng hăng hái, hăm hở chứ chẳng phải với tâm trạng lo lắng, ngại khổ. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

Bình luận (0)
Hà Trang Đào Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
27 tháng 3 2022 lúc 21:34

a, ND chính : cảnh người dân và con thuyền ra khơi đánh cá trần đầy sức sống

b, Đoạn thơ trên đã gợi cho em nhiều suy nghĩ về vẻ đẹp của quê hương, tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương. Quê hương em đẹp, giản dị mà thanh bình. Những cánh đồng lúa thơm ngát, những con sông trải dài quanh co uốn khúc,.. Những điều đó đã tạo nên một vẻ đẹp thanh bình của quê hương. Vẻ đẹp này sẽ còn tiếp tục mãi về sau,

Bình luận (0)
Oanh Ngô
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Kakaa
2 tháng 3 2022 lúc 12:16

tham khảo

Cảnh đan chài ra khơi đánh cá được miêu tả rõ qua Khổ thơ thứ 2 của bài thơ . Đó là những câu thơ đệp mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng , trong trẻo , nhuốm nắng hồng của bình minh . Trên đó nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền ra khơi . Hình ảnh so sánh : '' Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã'' và hàng loạt các từ ngữ ''hăng , phăng , vượt'' diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền lúc ra khơi và toát lên 1 sức sống mạnh mẽ , vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn .4 câu thơ vừa là phân cảnh tự nhiên trong sáng vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Hai câu tiếp miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, 1 vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh độc đáo bất ngờ :''Cánh buồm giương to hư mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''.Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng nhiên trở nên lớn lao, thiêng liêng và cực kỳ thơ mộng.Tác giả Tế Hanh đã nhận ra đó là biểu tượng linh hồn của làng chài.Nhà thơ đã vẽ ra chính xác cái hình ảnh thơ mộng lại cảm nhận được cái hồn củ sự vật.Sự so sánh ỏ đây không làm cho viẹc miêu tả cụ thể hơn nhưng đã gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa thật lớn lao.Với cách diễn tả chính xác giàu ý nghĩa , đẹp đẽ này đã biểu hiện được linh hồn làng chài bằng cách so sánh hình ảnh cánh buồm trắng gương to no gió biển khơi cho ta thấy bút pháp lãng mạn hóa trong việc miêu tả .

Bình luận (0)
bảo minh Phạm nguyễn
Xem chi tiết
Hiền Vũ MInh
17 tháng 3 2022 lúc 20:49

nhớ cảm ơn đấy, nek:Diễn tả hình ảnh lớn lao ,kì vĩ ,sức mạnh phi thường của con thuyền khi ra khoi  .Nó chứa đựng linh hồn lớn lao của người dân làng chài 

Bình luận (0)
yotduha niu-uyen
Xem chi tiết
Lam Phạm
Xem chi tiết
PiKachu
21 tháng 3 2022 lúc 13:06

Tham khảo:
Tế Hanh là cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã vẽ lên một bức tranh sống động, chân thực về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc bình minh. Điều này được thể hiện rõ nét qua những câu thơ "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển, cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

Bình luận (0)
Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết

Nội dung: Khắc họa cho người đọc thấy được một vùng làng chài với cảnh vật thiên nhiên tươi sáng, giàu sức sống. Đoàn thuyền ra khơi với tâm thế hứng khởi, mạnh mẽ vượt trường giang.

Bình luận (0)